Khoa Quốc tế -Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-International School)

Khoa Quốc tế -Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-International School)

Vietnam, TP Hà Nội    See a map
Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: VNU-International School), tiền thân là Khoa Quốc tế Việt – Nga, thành lập tháng 7/2002. Khoa Quốc tế Việt – Nga được hình thành sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam vào năm 2001.  Ngay trong năm 2002, Khoa Quốc tế Việt – Nga mở chương trình liên kết đào tạo đầu tiên do ĐHQGHN cấp bằng; mô hình đào tạo dự bị đại học quốc tế và tuyển sinh khóa sinh viên ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán đầu tiên.

Khoa Quốc tế ngày nay đã lớn mạnh không ngừng. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, đến nay, Khoa đã phát triển được 10 chương trình đào tạo đại học và 05 chương trình đào tạo sau đại học với nhiều phương thức đào tạo khác nhau (liên kết, bằng kép, đồng cấp bằng …); tỷ lệ giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy theo mỗi chương trình đạt từ 30% đến 70%. Khoa cũng là đơn vị tiên phong trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành, chuyên ngành toàn bộ bằng tiếng Anh.

Khoa hiện có hơn 100 cán bộ, trong đó tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ chiếm trên 50 % (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp tại nước ngoài). Hàng năm, Khoa công bố trên 100 bài báo, báo cáo khoa học các loại, trong đó khoảng 1/3 số bài được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế (ISI/Scopus). 

Bên cạnh đó, Khoa là đơn vị đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai Chương trình Thu hút học giả quốc tế (bao gồm cả học giả là người Việt Nam ở nước ngoài) về dẫn dắt, chủ trì các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Khoa. Chương trình đã kết nối các học giả tham gia với các nhóm nghiên cứu của Khoa Quốc tế để hợp tác nghiên cứu chung và đồng công bố bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus. Các học giả cũng là cầu nối giữa Khoa với các dự án nghiên cứu lớn có nguồn tài trợ quốc tế: học giả tham gia Chương trình sẽ là chủ nhiệm đề tài hoặc đồng chủ nhiệm đề tài, Chủ trì là Khoa Quốc tế. Chương trình Thu hút học giả quốc tế thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, seminar chuyên đề, tạo cơ hội cho các học giả tham gia trong chương trình cũng như các học giả, giảng viên, nhà nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tăng cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau và cơ hội hợp tác trong giới học giả.

Hoạt động chuyển giao công nghệ trong Chương trình được tiến hành thông qua việc mời các học giả hợp tác xây dựng nội dung bài giảng, chương trình đào tạo, ngành đào tạo mới; tư vấn thiết kế phòng thí nghiệm, phòng học công nghệ cao; thực hiện các seminar, chương trình tập huấn cho giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ sử dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy, nghiên cứu; tham gia hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn luận án, luận văn, khóa luận, nghiên cứu khoa học sinh viên.

Với mục tiêu chiến lược trở thành “Hub” giáo dục quốc tế uy tín tại Việt Nam, Khoa đã phát triển quan hệ hợp tác với gần 40 trường đại học, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới, trong đó có các trường đang hợp tác với Khoa triển khai các chương trình đào tạo, như Trường ĐH Keuka, Trường ĐH Troy (Hoa Kỳ); Trường ĐH East London (Vương quốc Anh), Trường ĐH Nantes (CH. Pháp); Trường ĐH Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va (LB Nga), Trường ĐH HELP (Malaysia), Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan)… Các ngành nghề hợp tác đào tạo trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, quản lý, kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, du lịch, khách sạn…
Tầm nhìn đến năm 2035, Khoa sẽ là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, tiên phong theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu xã hội, có tính hội nhập cao, đạt chuẩn kiểm định quốc tế, xuất khẩu các sản phẩm giáo dục tại chỗ và ra một số nước trong khu vực; trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế trong Đại học Quốc gia Hà Nội, tập hợp các nhà khoa học liên ngành giải quyết các vấn đề khoa học, kỹ thuật, xã hội phức tạp mang tầm khu vực và quốc tế; xây dựng một môi trường tự do học thuật, đa văn hóa, giao thoa giữa các ngành, các lĩnh vực.

Khoa Quốc tế đem đến cho cơ hội học tập thành công và được nhận văn bằng đại học và sau đại học của những trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế. Nhưng hơn cả tấm văn bằng được công nhận trên thế giới, thông qua các hoạt động học tập và ngoại khoá phong phú, sinh viên, học viên Khoa Quốc tế còn được làm quen với môi trường quốc tế, được rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo, được khuyến khích phát huy tính năng động và đam mê khám phá, được thúc đẩy để phát triển kỹ năng sống và làm việc hiệu quả. Khoa Quốc tế tự hào được giúp sinh viên, học viên vượt qua mọi rào cản để HỌC TẬP VÀ SÁNG TẠO CÙNG THẾ GIỚI. 

 

Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: VNU-International School), tiền thân là Khoa Quốc tế Việt – Nga, thành lập tháng 7/2002. Khoa Quốc tế Việt – Nga được hình thành sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam vào năm 2001.  Ngay trong năm 2002, Khoa Quốc tế Việt – Nga mở chương trình liên kết đào tạo đầu tiên do ĐHQGHN cấp bằng; mô hình đào tạo dự bị đại học quốc tế và tuyển sinh khóa sinh viên ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán đầu tiên.

Khoa Quốc tế ngày nay đã lớn mạnh không ngừng. Từ một đơn vị chỉ thực hiện một chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Nga, đến nay, Khoa đã phát triển được 10 chương trình đào tạo đại học và 05 chương trình đào tạo sau đại học với nhiều phương thức đào tạo khác nhau (liên kết, bằng kép, đồng cấp bằng …); tỷ lệ giảng viên quốc tế tham gia giảng dạy theo mỗi chương trình đạt từ 30% đến 70%. Khoa cũng là đơn vị tiên phong trong đào tạo đại học và sau đại học các ngành, chuyên ngành toàn bộ bằng tiếng Anh.

Khoa hiện có hơn 100 cán bộ, trong đó tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ chiếm trên 50 % (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp tại nước ngoài). Hàng năm, Khoa công bố trên 100 bài báo, báo cáo khoa học các loại, trong đó khoảng 1/3 số bài được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế (ISI/Scopus). 

Bên cạnh đó, Khoa là đơn vị đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai Chương trình Thu hút học giả quốc tế (bao gồm cả học giả là người Việt Nam ở nước ngoài) về dẫn dắt, chủ trì các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Khoa. Chương trình đã kết nối các học giả tham gia với các nhóm nghiên cứu của Khoa Quốc tế để hợp tác nghiên cứu chung và đồng công bố bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus. Các học giả cũng là cầu nối giữa Khoa với các dự án nghiên cứu lớn có nguồn tài trợ quốc tế: học giả tham gia Chương trình sẽ là chủ nhiệm đề tài hoặc đồng chủ nhiệm đề tài, Chủ trì là Khoa Quốc tế. Chương trình Thu hút học giả quốc tế thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, seminar chuyên đề, tạo cơ hội cho các học giả tham gia trong chương trình cũng như các học giả, giảng viên, nhà nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tăng cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau và cơ hội hợp tác trong giới học giả.

Hoạt động chuyển giao công nghệ trong Chương trình được tiến hành thông qua việc mời các học giả hợp tác xây dựng nội dung bài giảng, chương trình đào tạo, ngành đào tạo mới; tư vấn thiết kế phòng thí nghiệm, phòng học công nghệ cao; thực hiện các seminar, chương trình tập huấn cho giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ sử dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy, nghiên cứu; tham gia hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn luận án, luận văn, khóa luận, nghiên cứu khoa học sinh viên.

Với mục tiêu chiến lược trở thành “Hub” giáo dục quốc tế uy tín tại Việt Nam, Khoa đã phát triển quan hệ hợp tác với gần 40 trường đại học, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới, trong đó có các trường đang hợp tác với Khoa triển khai các chương trình đào tạo, như Trường ĐH Keuka, Trường ĐH Troy (Hoa Kỳ); Trường ĐH East London (Vương quốc Anh), Trường ĐH Nantes (CH. Pháp); Trường ĐH Kỹ thuật Năng lượng Mát-xcơ-va (LB Nga), Trường ĐH HELP (Malaysia), Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Lunghwa (Đài Loan)… Các ngành nghề hợp tác đào tạo trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, quản lý, kỹ thuật, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, du lịch, khách sạn…
Tầm nhìn đến năm 2035, Khoa sẽ là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức, tiên phong theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu xã hội, có tính hội nhập cao, đạt chuẩn kiểm định quốc tế, xuất khẩu các sản phẩm giáo dục tại chỗ và ra một số nước trong khu vực; trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế trong Đại học Quốc gia Hà Nội, tập hợp các nhà khoa học liên ngành giải quyết các vấn đề khoa học, kỹ thuật, xã hội phức tạp mang tầm khu vực và quốc tế; xây dựng một môi trường tự do học thuật, đa văn hóa, giao thoa giữa các ngành, các lĩnh vực.

Khoa Quốc tế đem đến cho cơ hội học tập thành công và được nhận văn bằng đại học và sau đại học của những trường đại học có uy tín trong khu vực và quốc tế. Nhưng hơn cả tấm văn bằng được công nhận trên thế giới, thông qua các hoạt động học tập và ngoại khoá phong phú, sinh viên, học viên Khoa Quốc tế còn được làm quen với môi trường quốc tế, được rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo, được khuyến khích phát huy tính năng động và đam mê khám phá, được thúc đẩy để phát triển kỹ năng sống và làm việc hiệu quả. Khoa Quốc tế tự hào được giúp sinh viên, học viên vượt qua mọi rào cản để HỌC TẬP VÀ SÁNG TẠO CÙNG THẾ GIỚI. 

 

Programs

NO PROGRAM DURATION DEGREE TUITION FEE INFORMATION
{{((page-1) * page_size) + $index + 1}} {{ item.Name }} {{ item.duration.Name }} year {{ item.degreeTraining.Name }} {{ item.TuitionFeeMain | formatPrice }} DETAIL